• Cam kết chất lượng
  • Nguồn gốc rõ ràng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả đến khi hài lòng
Chào mừng quý khách đến với Chả Giò Ninh Cơ
Menu
Bánh Cốm Hà Nội

Bánh Cốm Hà Nội


  • Mã sản phẩm:
  • Tình trạng: Còn hàng

Bánh cốm


Giá bán : 0 VNĐ
  • Mỗi một vùng miền tổ quốc Việt Nam đều mang riêng cho mình một đặc sản riêng, một nét hương vị ẩm thực riêng. Nếu ở Thái Bình nổi tiếng với món bánh cáy, ở Đà Nẵng có bánh dừa nướng hay ở Hải Dương có bánh đậu xanh nức tiếng,… Vậy bánh cốm là đặc sản ở đâu?

    Bánh cốmBánh cốm

    Bánh cốm là đặc sản ở đâu?

    Trong danh sách các loại bánh đặc sản ở Hà Nội thì không thể không kể đến món bánh cốm, và đặc biệt là bánh cốm Hà Nội. Chiếc bánh cốm với vẻ bề ngoài vuông, khoác chiếc áo màu xanh đặc trưng của cốm. Nhân bên trông là đỗ ngọt mềm mịn kết hợp với lớp vỏ mềm dẻo bên ngoài quả thật rất hấp dẫn.

    Các dịp hỏi cưới, lễ tết, kính biếu thì không thể thiếu bánh cốm cổ truyền Hà Nội. Bởi là đặc sản Hà Nội, giá thành lại rẻ, hợp khẩu vị nhiều người nên khi du khách đến đây họ thường mua bánh cốm về làm quà.

     

    Bánh cốm Hà Nội mua ở đâu

    Bánh cốm làm từ bột gì?

    Tuỳ từng công thức của mỗi người mà quyết định đến nguyên liệu của bánh cốm. Theo công thức truyền thống thì bánh cốm được làm chủ yếu từ bột nếp vàđậu xanh giã nhuyễn. Bánh cốm muốn đạt tới độ dẻo mềm hoàn hảo thì bột nếp phải là loại hảo hạng, thơm ngon nhất. Cốm không được quá già hay quá non, nếu không vỏ bánh cốm sẽ bị chảy nhão, phá hỏng cả về mặt thẩm mỹ lẫn hương vị của chiếc bánh.

     

    Đậu xanh và dừa nạo sẽ là nhân của món bánh cốm. Qua các quá trình gia công thủ công công phu tỉ mỉ như giã, trộn, xay nhuyễn mới tạo ra được nhân bánh cốm thơm ngon đặc trưng Hà Nội.

     

    giá bánh cốm

     

    Cách làm bánh cốm Hà Nội

    Nguyên liệu làm bánh cốm (cho 10 cái):

    -  Cốm khô 300 gram

    - Đậu xanh 50 gram (đã cà vỏ ngâm mềm)

    - Đường cát 80 gram (có thể tăng giảm tuỳ khẩu vị)

    - Bột nếp 3 muỗng canh

    - Dầu ăn 1 muỗng canh

    - Lá dứa 20 gram (4 lá)

    - Nước hoa bưởi 10 ml

    - Dụng cụ thực hiện: Máy xay sinh tố, túi ni lông, dao, thớt, rây, nồi, chảo, bếp...

    Cách làm bánh cốm Hà Nội:

     

    Ngâm cốm với lá dứa: Lá dứa đem đi cắt nhỏ rồi cho vào máy xay cùng 100 ml nước xay nhuyễn. Cốm mua về sàng lọc loại bỏ trấu với tạp chất, rửa sach với nước rồi đem ngâm với nước cốt lá dứa trong khoảng 10 phút.

    - Làm nhân bánh: Đậu xanh sau khi đã ngâm và nấu thì cho vào xay nhuyễn. Bắc chảo chống dính, cho đậu, 50g đường, bột nếp, vài giọt tinh dầu hoa bưởi vào đậu khuấy đều và sên ở lửa nhỏ. Sên tới khi đậu mịn dẻo là được.

    - Làm vỏ bánh: 300 ml nước lọc với 30g đường còn lại đun sôi lên , cho phần cốm đã được ngâm với nước cốt lá vào nấu cùng. Khi nấu hãy khuấy thật đều tay tới khi cốm tan hết là được.

    - Gói bánh: Để cốm thật nguội rồi gói bánh. Đặt một lớp ni lông lên thớt, quết một lớp dầu ăn mỏng lên thìa rồi múc cốm cho lên tấm ni lông, thêm lượng vừa đủ phần nhân đậu xanh lên trên, phủ lên 1 lớp cốm nữa rồi gói bánh lại.
    Thành phẩm: Bảo quản bánh cốm sau khi gói xong trong khoảng 3 - 4 ngày. Hương vị sẽ ngon hơn khi kết hợp cùng trà.

    Cách làm bánh cốm Hà NộiCách làm bánh cốm Hà Nội

     

    Bánh cốm chưa bao nhiêu calo:

     

    Hàm lượng calo trong bánh cốm “không phải dạng vừa”. Theo đó, cứ 100g bánh cốm (khoảng 2 – 3 chiếc) sẽ chứa khoảng 560 kcal. Vậy tính ra, trong 1 chiếc bánh cốm sẽ chứa khoảng 190 kcal.

    Ngoài ra, để bánh cốm thêm đa dạng về hương vị nên ở một số nơi có thể thay thế bột gạo nếp bằng bột gạo lứt rang,… Mỗi loại gạo, nguyên liệu làm bánh cốm sẽ mang lượng calo khác nhau. Do đó, để biết rõ một chiếc bánh cốm có bao nhiêu calo bạn nên tìm hiểu kỹ hơn thành phần nguyên liệu tạo ra chiếc bánh đó.

     

    Ăn bánh cốm có béo không?

     

    Theo chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, bánh cốm được làm từ bột nếp và rất nhiều đường nên vẫn có nguy cơ tăng cân. Đây là 2 chất dinh dưỡng ảnh hưởng cân nặng, vóc dáng nếu được nạp vào cơ thể quá mức cho phép. Vì thế nếu bạn ăn quá nhiều, ân thường xuyên vẫn có thể dẫn đến việc tân cân béo phì.

    Bánh cốm không chứa chất xơ cũng như các chất có lợi cho sức khoẻ hoạt động thường ngày của con người. Để vóc dáng luôn được giữ mức cho phép bạn hãy cân nhắc kĩ trước khi ăn và nên ăn có liều lượng, không nên ăn quá nhiều.

     

    Bánh cốm để được bao lâu?

     

    Những người chế biến bánh cốm gia truyền nhiều năm dày dặn kinh nghiệm họ khuyên rằng bánh cốm tươi (không chất bảo quản) sẽ để được trong khoảng 4, 5 ngày tùy vào điều kiện, môi trường bảo quản. Do vậy, mọi chú ý về hạn sử dụng cũng như cách bảo quản đều được ghi trên bao bì nên bạn dùng chú ý.

     
Hỗ trợ khách hàng
Mua hàng: 0964595666
Hotline:
0964595666
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Tiktok